Bạn có muốn con gái trở thành cô bé tự lập

Có 2 động cơ khiến bé gái 3-4 tuổi trở thành cô bé tự lập. Một là do trẻ luôn có lòng khát khao bẩm sinh được tự mình làm nhiều việc hơn. Động cơ thứ hai thuộc về cha mẹ, cha mẹ cần khuyến khích con trẻ tự lập bởi lẽ đó là phần chính yếu của cuộc sống trẻ sau này.

Quan điểm của cha mẹ về sự độc lập của con được chia thành 3 loại khác nhau:
Nghiêm khắc: Những phụ huynh này muốn con tự lập càng nhanh càng tốt. Ngay từ nhỏ họ đã cố rèn luyện sao cho bé mới là "trẻ con" thành "đứa trẻ chững chạc" chỉ trong ngày một ngày hai. Nếu tự mình làm được nhiều việc thì được khen thưởng, trường hợp ngược lại thì sẽ bị phạt mỗi khi bé nhõng nhẽo hoặc cái gì cũng chờ đợi sự phụ giúp của bố mẹ.

Thực tế: Cha mẹ nhận biết sự tự lập của bé là một quá trình tịnh tiến. Họ chịu bỏ thời gian để hướng dẫn, chờ đợi sự tiến bộ của con và không bao giờ so sánh con của mình và những đứa trẻ khác.

Bình thường: Cha mẹ cứ để trẻ phát triển theo tốc độ riêng của chúng và không tạo ra cho trẻ bất kỳ áp lực nào. Những vị phụ huynh này luôn nghĩ tuổi thơ là tuổi của hạnh phúc, vui chơi và không nên "huấn luyện" khắt khe và giao cho trẻ công việc nhà.

Dù bạn thuộc tuýp người nào thì điều chắc chắn rằng con bạn luôn cần sự hướng dẫn, khuyến khích của bạn để trở thành một con người độc lập.

ban-co-muon-con-gai-tro-thanh-co-be-tu-lap

Dù quan điểm của bạn về sự độc lập của con như thế nào thì hãy chắc chắn rằng con bạn luôn được bạn khuyến khích, hướng dẫn để trở thành một người độc lập. (Ảnh: GettyImages)

Nhu cầu của trẻ: 
Luôn quan tâm đến nhu cầu tình cảm của bọn trẻ. Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng một đứa bé không tự tin sẽ càng lo lắng, sợ hãi hơn khi nó cảm nhận được cha mẹ trông chờ vào nó quá nhiều; nhưng tình huống tương tự lại là sự khuyến khích đối với trẻ tự tin, mạo hiểm và độc lập trong suy nghĩ. Vì vậy, áp dụng phương pháp nào là còn tùy thuộc vào tính tình của trẻ.

Ngoài ra, những nguyên nhân về tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khả năng tự lập ở trẻ:
Bệnh tật: Cha mẹ và những người thân thường làm giúp bé mọi việc khi thể trạng bé ốm yếu, tội nghiệp khi thấy bé phải tự làm việc gì đó. Và thế rằng bé chẳng thể nào tự lập được bởi bé không tin tưởng vào bản thân mình và ngại khó; việc gì bé cũng yêu cầu người khác giúp đỡ.

Rủi ro: Mối nguy hiểm luôn rình rập con trẻ dù rằng bé chỉ loanh quanh trong nhà. Mỗi lần đau là mỗi lần sợ hơn. Dạy trẻ đừng nên quá mạo hiểm nhưng lưu ý rằng không nên bắt bé ngồi im một chỗ, không được làm gì cả vì như vậy cũng làm cho bé thiếu tự lập.

Học hỏi điều khó: đừng đòi hỏi trẻ có thể làm nhiều việc cho bản thân mình, cha mẹ nên hạ thấp tiêu chuẩn của mình đến mức hợp lý. Dần dần bé sẽ ngày càng tự lập hơn.

Cha mẹ nên làm gì? 
Một đứa bé rất sợ thất bại hoặc kém cỏi hơn so với anh chị em hoặc bạn bè. Giúp bé hiểu rằng không ai có khả năng làm tốt hết tất cả mọi việc, thất bại là mẹ thành công và nhất định lần sau bé sẽ làm tốt hơn.

Trong một số trường hợp trẻ không hiểu tại sao chúng phải tự lập, bạn cần những giải thích đơn giản để trẻ nhận thức sự cần thiết của tự lập và cố gắng phát huy nó.

Và điều quan trọng là đừng nên trông chờ trẻ quá nhiều hoặc khi chúng con quá bé. Những việc đối với người lớn chúng ta quá đơn giản như cởi vớ, cởi giày lại là việc lớn đối với những đứa trẻ 3 tuổi. Bé cần thời gian để nắm vững mỗi công việc một. Nhưng đôi khi cứ không phải việc bé có thể làm là bé thích làm. Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển riêng trong quá trình hình thành khả năng tự lập vì thế cha mẹ cần phải quan sát để giúp bé
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét