Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Nghe tiếng con trai khóc thét lúc được bác sĩ lột vùng kín, em tuy rất đau lòng nhưng biết mình đã quyết định đúng. Ngay từ ngày Tôm mới sinh em đã rất mừng vì có con trai là đỡ được một khoản vệ sinh vùng kín như các bé gái.
Hàng ngày khi cô hộ lý đến tắm cho Tôm, cô có hướng dẫn em cách lộn và vệ sinh vùng kín cho bé. Nhưng vì chủ quan nghĩ rằng không sao, những khi tắm cho Tôm em thường bỏ qua việc vệ sinh vùng kín. Thi thoảng mới thấm ít nước muối và lau cho con.
Đến khi Tôm được 6 tháng, trong một lần tắm và vệ sinh cho con, em phát hiện thấy một cục trắng nhỏ như hạt đỗ xanh phồng lên ở đầu chim cháu. Lo quá em tức tốc lên mạng tìm hiểu và được biết đây là hiện tượng ứ cặn tiểu, cần phải nhanh chóng đưa con đi nong. Bối rối không biết làm thế nào, em chạy vội xuống nhà thông báo cho bố mẹ chồng biết. Các cụ nghe tin liền mắng em xối xả vì không biết cách vệ sinh cho con, bảo em “không được đưa thằng bé đi đâu hết, tự dưng làm tình làm tội con nhà người ta”. Lúc đấy chồng đi làm về, nghe có chuyện ầm ĩ trong nhà cũng chạy vào can ngăn. Anh nói chuyện hẹp bao quy đầu (BQĐ) là chuyện bình thường, đến cấp 2 bố nó mới “tự xử” có làm sao.
Tuy vậy, em vẫn còn lo lắng nhiều lắm vì nghe nói, nếu cha mẹ không làm sớm, sau con lớn sẽ càng đau hơn, bệnh nặng dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Em đã phải tìm mọi thông tin để thuyết phục ông xã và hai cụ. Sau một hồi phân tích và “chiến đấu” với hai cụ cuối cùng thì bố mẹ chồng em cũng đồng ý để em đưa Tôm đi khám.
Vậy là cuối tuần đó, em cùng chồng đưa Tôm đến gặp bác sĩ. Ngồi ở phòng chờ mà mẹ dường như còn run hơn cả con. Em rất lo lắng vì không biết quyết định của mình liệu có là đúng đắn? Hay em đang làm con phải chịu đau mà không cần thiết? Liệu sau khi nong chích, con có đi tiểu được bình thường không?… Hàng trăm câu hỏi cứ xoáy trong đầu khiến em vô cùng căng thẳng.
Cuối cùng thì cũng đến lượt Tôm vào khám. Bác sĩ sau khi xem xét thì quyết định phải cho Tôm nong bao quy đầu ngay lập tức. Quá trình chích diễn ra cũng rất nhanh. Ban đầu bác sĩ xịt thuốc tê, bôi kem vào đầu chim của Tôm. Sau khi đợi thuốc ngấm, bác sĩ sẽ đeo găng tay dùng tay lộn mạnh da bao quy đầu của con ra. Lúc này vì bị đau đốt ngột Tôm khóc um lên làm em cũng khóc theo vì thương con. Tuy nhiên sau đó, khi nhìn đống cặn bẩn bác sĩ đang vệ sinh cho Tôm, em biết mình đã quyết định đúng.
Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Sau khi nong bao quy đầu, bác sĩ có hướng dẫn em cách vệ sinh tại nhà cho con kèm hai tuýp thuốc bôi trước và sau mỗi lần vệ sinh. Khi về nhà, mỗi lần đi tiểu Tôm đều bị rát và khóc. Những lúc đầy em đều ôm con vỗ về, làm con quên đi cơn xót. Chỉ một ngày sau con đã đi tiểu bình thường.
Từ đó đến nay em hoàn toàn yên tâm về “cậu nhỏ” của con khi mỗi lần lộn vệ sinh đều lộ được đầu dương vật và không lo cháu bị viêm nhiễm. Bố mẹ chồng và chồng cũng thấy rất vui vì cháu mình khỏe mạnh và em lại một lần nữa “ghi điểm” về cách chăm con với hai cụ.
Với suy nghĩ “Sau này trưởng thành nó tự khắc sẽ đâu vào đấy”- em nghĩ trường hợp các mẹ bị phản đối đưa con đi chích bao quy đầu không phải là hiếm gặp. Chính bởi tâm lý còn e dè và trốn tránh thực tế, không ý thức được mối nguy hiểm mà hiện tượng này có thể gây ra cho trẻ mà trẻ có thể bị viêm nhiễm hoặc viêm đường tiết niệu, nặng hơn là bị ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này..
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần có sự can thiệp kịp thời của người lớn. Theo em, khi các mẹ phát hiện con có các biểu hiện như đi tiểu bị rát, đầu chim sưng đỏ, có các cục trắng xuất hiện ở đầu DV, hoặc khó lộn bao quy đầu, các mẹ cần đưa con đi khám và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh cho con bị viêm nhiễm. Ngoài ra không phải cứ là bé trai thì mẹ có thể chủ quan trong việc vệ sinh cho con. Nước tiểu có thể dồn ứ ở các nếp gấp da quy đầu gây viêm nhiễm. Do vậy sau mỗi lần tắm cho con mẹ đều nên chú ý đều lộn đầu chim cho con và vệ sinh bằng nước muối ngay từ những ngày đầu bé mới sinh. Lâu dần BQĐ sẽ tự tuột và mẹ cũng không phải đưa con đi nong
Bảo vệ “cậu nhỏ” cho bé yêu cũng là bảo vệ cho tương lai bé. Vậy nên các mẹ đừng chần chừ trong việc đưa con đi khám nếu ở trong trường hợp giống em nhé!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Bình thường, ở trẻ nhỏ “bao da” vẫn bọc ngoài quy đầu mà không cản trở việc đi tiểu nhưng đến 1-2 tuổi quy đầu không lộ ra là hẹp bao quy đầu.
Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3 – 4 năm đầu, do dương vật to ra, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ có không tới 1% người lớn trên 16 tuổi mà bao quy đầu bị hẹp thật sự.
Sự ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu đến sức khỏe sinh sản
Hẹp bao qui đầu không gây vô sinh vì tinh dịch vẫn qua lọt, nhưng hẹp thì dễ bị nhiễm trùng bao quy đầu và đường tiểu. Người bị hẹp bao quy đầu dễ bị ung thư dương vật hơn người không hẹp hay hẹp nhưng đã cắt rồi.
Hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra xem con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không, đồng thời cũng không biết cách vệ sinh sạch sẽ, tránh cho các cháu bị viêm nhiễm, dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, sự tích tụ các chất cặn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Lâu dần thành viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, thậm chí dẫn tới ung thư dương vật.
Cắt bao quy đầu có ảnh hưởng gì không?
Ở trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ bị bí tiểu, hay cháu khi tiểu thì khóc thét và bao quy đầu căng phồng như bong bóng thì có thể cháu bị hẹp bao quy đầu thật sự, khi đó bố mẹ cần đưa đến bác sĩ khám. Trẻ đã 4-5 tuổi mà bao quy đầu chưa tuột xuống được thì có thể bôi kem có corticosteroid (0,1% dexamethasone) lên bao quy đầu, 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần thì 2/3 trường hợp bao quy đầu bong ra, tuột xuống được. Trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu chưa tuột được và bôi thuốc không kết quả, nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay trẻ thường bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu là cắt bỏ phần da che phủ quy đầu. Đây là một phẫu thuật đơn giản được thực hiện ở các cơ sở y tế, chỉ cần gây tê tại chỗ đối với người lớn (trẻ em thì phải gây mê). Thời gian phẫu thuật trung bình từ 20 – 30 phút, liền vết thương sau 10 ngày và có thể sinh hoạt bình thường.
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét