(Tinmoi.vn) “Nhiều năm qua rồi mà bệnh thành tích, căn bệnh dối trá trong giáo dục vẫn rơi rớt vẫn còn ở đấu đó... Tôi biết làm sao ngoài việc dặn con phải "khôn ngoan" hơn trong đời?”
Ngày đó, tôi mới tập tành đứng bục bảng trong sự ngọng nghịu của một người giáo viên trẻ mới vào nghề. Đồng lương của một người giáo viên hợp đồng ở một trường tư khá “bọt bèo”. Cứ đến cuối tháng, tôi lại ngửa tay chìa vào lòng mẹ để xin vài đồng đổ xăng đến trường. Nhiều lúc nghe anh chị em, bạn bè và bà con chòm xóm cứ hay đàm tiếu chuyện đi dạy của tôi với ba mẹ. Kèm theo đó là những câu chuyện buồn, những trớ trêu hiện hữu của nghề đi dạy vẫn luôn ám ảnh tôi. Nhiều lúc cũng nản và muốn từ bỏ cái nghề “cao quý” này.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tôi còn nhớ và thậm chí là nhớ rất rõ, cách đây chỉ có chưa đầy 1 năm, tôi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu và chập chững bước vào nghề dạy học với bao niềm tin, niềm hy vọng cháy bỏng. Ngày ấy, đồng lương của giáo viên hợp đồng mới vào nghề khá “khiêm tốn”. Nhưng với tôi thì khác, niềm đam mê đã tiếp động lực cho tôi đến lớp mỗi ngày.
Ứng xử với con khi bố mẹ li hôn
Dạy con biết bảo vệ môi trường
Dạy con kiểu ... Thụy Sỹ
NÊN ĐỌC
“Đã vào nghề thì phải chấp nhận hy sinh con ạ. Đất nước mình còn nghèo, dân trí còn thấp, mỗi người như chúng ta phải cùng chung tay xây dựng và “kiến thiết” nước nhà con à!” - Lời dạy của mẹ tôi đến nay đã tạo động lực cho tôi.
Nhưng rồi cái nghiệt ngã “bóng đen” của nghề đã “cướp” đi lòng nhiệt huyết của cô giáo trẻ như tôi chỉ vì một lời nói thẳng, vì một hành động thực. Năm ngoài, trường tôi dạy đăng ký danh hiệu thi đua với cấp trên là trong năm học này sẽ đạt 100% học sinh có học lực trung bình trở lên để sang năm sau đăng ký với Bộ để công nhận là trường THPT chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh. Để đạt được chỉ tiêu này, lãnh đạo trường đã chỉ thị cho Hội đồng sư phạm nhà trường phải tìm mọi phương cách để làm sao đạt bằng được chỉ tiêu này kể cả việc châm chướt điểm hay nâng điểm cho các em. Tôi cứ ngỡ rằng đó chỉ là lời nói đùa của vị hiệu trưởng.
Tổng kết cuối năm học, trong khi nhiều giáo viên khác đặt bút nâng điểm tất cả học sinh để các em được lên lớp, không thi lại thì tôi dửng dưng “cứng nhắc” lấy kết quả “học thật, thi thật” để đánh giá ghi vào học bạ bất chấp lời nói của vị hiệu trưởng. Cũng năm ấy, nhà trường không đạt chỉ tiêu đề ra bị cấp trên khiển trách nặng nề. Còn tôi thì đột ngột bị cắt hợp đồng dạy học, “đá” ra khỏi ngành giáo dục mà không hề được giải thích nguyên do và vĩnh viễn “chối từ” ước mơ.
Tôi chỉ khắc khoải chờ mong và dặn con: “Nhiều năm qua rồi mà bệnh thành tích, căn bệnh dối trá trong giáo dục vẫn rơi rớt vẫn còn ở đấu đó... Tôi biết làm sao ngoài việc phải dặn con phải "khôn ngoan" hơn trong đời?”.
Kể xong câu chuyện, chị H. ngồi thẩn thờ, lặng im trong dòng nước mắt nghẹt ngào không cất nên lời. Dường như, qua ánh mắt của người giáo viên năm xưa, tôi tìm thấy một “hơi thở”, một nhiệt huyết của người trong nghề.
(Hà Kiều)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét