II. Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ

II. Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ

II. Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
II. Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
1. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị trong một ngày của trẻ 
 
Nhóm tuổi của trẻNhu cầu năng lượng (Kcal/ngày)
Dưới 6 tháng (bú sữa mẹ hoàn toàn)555 (từ sữa mẹ)
Từ 7 - 12 tháng710
1 – 3 tuổi1.180
4 – 6 tuổi1.470
 
 
2. Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non tại trường
 

Nhóm tuổi
Nhu cầu năng lượng ở trường so với cả ngàyTrong đó
Bữa trưaBữa chiềuBữa phụ
Nhà trẻ60 – 70%30 – 35%25 – 30%5 – 10%
Mẫu giáo50 – 60%35 – 40% 10 – 15%
 
3. Nhu cầu nước ở trẻ em
 
Cách ước lượngNhu cầu nước
Trẻ em cân nặng 1 - 10kg100 ml/kg cân nặng
Trẻ em 11 - 20kg1.000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên
Trẻ em 21kg trở lên1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên
Lưu ý: nhu cầu nước nêu trên bao gồm cả nước uống và nước trong thức ăn

4.Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
- Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối và hợp lý.
- Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu của cơ thể không chỉ về số lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết mà các chất đó còn tồn tại trong mối tương quan cân đối và hợp lý.
- Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa không chỉ cần có đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong cùng nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả. Các món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp.
- Xây dựng thực đơn trong thời gian dài, ít nhất 7-10 ngày nhằm giúp cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến…
- Số bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa dựa theo yêu cầu của từng độ tuổi.
- Thể tích, mức dễ tiêu, giá trị năng lượng của các bữa ăn: Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu của các bữa ăn tỷ lệ với giá trị năng lượng của chúng .
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét