Xúc giác rất quan trọng đối với bé; đó không chỉ là một cảm giác thú vị mà còn là một phần bản chất bên trong quá trình phát triển của bé. Đó chính là giác quan đầu tiên bé có được khi vừa mới chào đời, giác quan duy nhất chúng được tự do cảm nhận trong bụng mẹ. Bé cần phải được âu yếm, được đu đưa, và cảm nhận được hơi ấm của người xung quanh như chúng đã từng ở trong bụng vậy.
Tiếp xúc giữa da với da
Đối với bất kì bà mẹ nào mà chọn cách cho con bú thì đây là một cơ hội rất tốt để bé quen dần với cách tiếp xúc tự nhiên qua cơ thể và miệng. Nếu bạn không chọn cách cho bé bú như thông thường thì giải pháp bú bình vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn có thể âu yếm, sưởi ấm và làm cho bé có cảm giác an tâm. Một kiểu xúc giác mang đến nhiều lợi ích nhất đối với trẻ đó chính là phương thức tiếp xúc giữa da với da. Mặc dù cách thức này là một phần tự nhiên khi bạn cho bé bú theo cách thông thường nhưng nó không phải là một qui trình tự động của cuộc sống khi bạn cho trẻ bú bình. Vì vậy hãy luôn ghi nhớ rằng con bạn sẽ cần một dạng xúc giác như thế này.
Bạn có thể thực hiện phương thức tiếp xúc qua da khi bạn nằm chung giường với bé, hoặc cho bé tắm chung với bạn thay vì bạn tắm cho bé một mình. Và dĩ nhiên thời tiết ấm áp sẽ cho bạn có cơ hội cời quần áo để tắm nắng với bé và điều này sẽ làm cho bạn có nhiều thời gian âu yếm bé hơn, bé cũng sẽ rất phấn khởi nếu như được mặc chỉ có 1 chiếc tã không thôi, nếu đúng là như thế thì hãy đảm bảo là 2 mẹ con bạn ở trong bóng râm.
Văn hóa xúc giác
Ở phương Tây, chúng ta thường có khuynh hướng đặt bé vào trong một cái thúng bằng liễu gai, nôi, ghế dành cho bé trên xe hơi hoặc bất cứ cái nào khác trong phần lớn thời gian. Chúng ta tiếp tục với các công việc khác trong khi chúng ta có thể và bất cứ khi nào chúng ta có một phút giây rảnh rỗi, chúng ta hãy trò chuyện với bé, đu đưa bé, kích thích bé và chơi đùa với bé. Nếu em bé nhặng xị lên, chúng ta hãy cố bế bé đi lòng vòng và tiếp tục thực hiện lại những bước kể trên trong lúc chúng ta chăm sóc bé.
Tuy nhiên, ở hầu hết các nền văn hóa không bị Tây hóa, cha mẹ lại chăm con theo cách ngược lại. Nếu một bà mẹ gần như lúc nào cũng bế con, thì việc chăm sóc con sẽ chẳng phải là một nhiệm vụ khó khăn cho lắm (mà dễ chịu) như một chuyện diễn ra tự nhiên chẳng cần phải suy nghĩ trong cuộc sống tất bật hàng ngày của họ. Những đứa bé này ít khi nhận được bất kì sự quan tâm chú ý trực tiếp nào ngoại trừ việc được bồng bế suốt ngày. Tùy ở mỗi nơi có những nền văn hóa khác nhau, trẻ em không bao giờ được đặt xuống bất kì chỗ nào, ban ngày thì bé được bế và chỉ ngủ bên cạnh mẹ vào ban đêm.
Bộ lạc Ache, sống trong những khu rừng ở Paraguay được biết đến với tỉ lệ 99% các bà mẹ luôn mang theo con bên mình bất kể ngày đêm. Ở một số nền văn hóa, bé sẽ được quấn trong một cái bọc quanh người mẹ trong vòng một vài tháng đầu và đối với nhiều gia đình khác thì bé tiếp tục được mang trong một cái quàng đeo. Những đứa trẻ như vậy thường rất chóng lớn dù thiếu sự quan tâm trực tiếp nhưng bù lại được tiếp xúc với cơ thể người mẹ rất nhiều.
Một phương thức nuôi dưỡng tập trung vào xúc giác được thực hiện đối với bé có nghĩa là thay vì người mẹ cứ ngồi ca cẩm vì những nhu cầu liên tục của con mình như đòi ẵm đòi ăn thì những nhu cầu như vậy sẽ được đáp ứng một cách vô thức trước khi được thực hiện. Đừng bao giờ có ý tưởng là sẽ tập cho bé ngủ ngon giấc qua đêm mà không cần cho bú, hoặc định giấc ngủ cho bé. Bé cần được cho ăn và ngủ bất cứ khi nào nó muốn và bé luôn cần mẹ hoặc người chăm sóc ở bên cạnh
Xúc giác và cảm nhận
Bạn có thể khuyến khích bé thích sờ/chạm vào vải bằng cách mặc cho bé những loại vải mà bé thích chạm vào, cho bé đắp chăn mềm, xốp nhẹ và cho bé chơi với đồ chơi làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau. Con bạn sẽ học được cách phân biệt được đâu là những chất liệu cứng, mát, nhám cũng như đâu là những chất liệu mềm, ấm và láng mịn, miễn là chúng thật sự không làm bé đau. Bạn có thể mua những cuốn sách hướng dẫn cách "chạm và cảm nhận" mà trong đó nó hướng dẫn rất nhiều chất liệu vải để bé khám phá.
Bé thích khám phá cảm nhận về các loại chất liệu vải khác nhau
Thậm chí khi ngủ bé vẫn cảm nhận được nhờ vào sự va chạm vào bạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét