Mẹ cần biết gì khi tự nấu ăn cho bé ở nhà

Tự tay chuẩn bị thức ăn cho con là một công việc không khó, lại hiệu quả và tiết kiệm. Điều này tốt hơn việc bạn cho bé ăn thức ăn được đóng gói sẵn, mặt khác, bạn có thể dùng những nguyên liệu bạn có để chế biến cho con những món ăn ngon miệng. Và trên hết, bạn sẽ biết chính xác con mình đang ăn gì.

Sử dụng những công cụ làm bếp phù hợp 

Bạn sẽ phải cần đến những dụng cụ để nghiền hay tán nhuyễn thức ăn. Nghĩa là bạn nên tự chuẩn bị cho mình một chiếc máy xay sinh tố thông dụng hoặc một loại máy chế biến thức ăn chuyên dụng, nhưng một cái máy chế biến thức ăn bằng tay với những lưỡi dao dùng được cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Một chiếc máy chế biến thức ăn bằng tay có thể dùng tán nhuyễn những lượng thức ăn nhỏ theo độ tuổi có thể ăn thô hay nhuyễn được của con bạn. Bạn cũng cần chuẩn bị những đồ dùng để đựng thức ăn phù hợp hoặc những khay đựng thức ăn với những kích cỡ khác nhau để trữ thức ăn đông lạnh.

me-can-biet-gi-khi-tu-nau-an


Mua những thực phẩm tốt nhất

Bạn nên tìm chọn mua những thứ trái cây và rau quả tươi ngon nhất, cũng nên cố gắng dùng hết lượng thực phẩm đó trong vòng từ một đến hai ngày. Khi không có sẵn thực phẩm tươi, thức ăn đông lạnh có thể là một sự lựa chọn tốt.

Một số bé không thích ăn ngũ cốc, một số khác lại dị ứng với chúng. Có những bé lại gặp vấn đề về sức khỏe khi ăn bắp cải hay súp-lơ, khi ấy, bạn nên thay thế ngay những thực phẩm này cho bé.

Hạn chế tối đa hàm lượng nitrate trong thức ăn

Nitrate là một hóa chất dễ tìm thấy trong nước và đất, chất này ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thu thức ăn ở trẻ. Những trẻ hấp thụ một lượng nitrate ở mức không an toàn có thể mắc phải một căn bệnh tên là methemoglobinemia. Dùng những thức ăn có nhiều nước chứa một lượng lớn chất nitrate thường là nguyên nhân gây ra bệnh tật, nhưng một số loại rau củ cũng có thể chứa nitrate. Có thể kể tên một số loại như củ cải đường, cà-rốt, đậu xanh, rau bina, và bí ngô. Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ, Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại rau củ trên trước khi bé được 3 tháng tuổi. Lượng nitrate sẽ tăng lên trong quá trình trữ thực phẩm nếu chúng không được giữ lạnh. Khi sử dụng những rau củ tươi để chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà, bạn nhớ chế biến thực phẩm ngay sau khi mua về hoặc rã đông. Phân bón nitrate không được sử dụng để bón cho cây trồng trong quá trình tăng trưởng, vì vậy sự nguy hiểm của loại hóa chất này sẽ bị hạn chế nhiều nếu sản phẩm được kiểm tra chất lượng đúng chuẩn. Những công ty sản xuất thức ăn cho trẻ em thường phải kiểm tra hàm lượng nitrate chứa trong các sản phẩm trước khi xuất xưởng. Thực phẩm mua sẵn cho trẻ - nếu là những loại có chứa củ cải đường, cà-rốt, đậu xanh, rau bina hoặc bí ngô - cũng nên hạn chế tối đa hàm lượng loại hóa chất này.

Chuẩn bị thức ăn 
Trước nhất, bạn phải rửa sạch tay, các nguyên liệu nấu ăn, chén bát và các đồ dùng nấu ăn. Gọt cả rau củ, trái cây nếu bạn dùng chúng trong quá trình chế biến. Tất cả các loại rau củ và trái cây như táo hay mận nếu cần phải xay nhỏ hay tán nhuyễn khi sử dụng, bạn nên nấu chúng trước khi làm việc này. Để giữ các loại vitamin và khoáng chất thì các nguyên liệu nấu ăn cần được nướng, luộc hay hấp đến khi chín mềm. Nếu bạn luộc thức ăn, hãy cố gắng sử dụng càng ít nước càng tốt và dùng phần nước dùng còn lại sau khi luộc thức ăn để làm các món ăn khác (chẳng hạn đổ phần nước đó vào món canh/súp phù hợp). Để chuẩn bị trái cây hay rau củ, cách khá đơn giản là bạn dùng một ít nước, trộn vào thực phẩm rồi xay hoặc tán đến khi nhuyễn nhừ. Khi con bạn đã có thể dùng thức ăn rắn, bạn có thể chế ít nước hơn khi chế biến. Nếu là loại trái cây có hạt, bạn nên thận trọng kiểm tra trước khi cho bé dùng. Các loại ngũ cốc như gạo hay kê cũng cần phải được xay hoặc nghiền nhuyễn. Và khi nấu các nguyên liệu loại này cũng cần tham khảo những chỉ dẫn in trên bao bì sản phẩm.
Khi chuẩn bị các loại thịt gia súc hay gia cầm, bạn nhớ loại bỏ phần da và phần mỡ trước khi chế biến. Sau đó xay nhuyễn phần thịt vừa nấu với một ít nước. Đối với trẻ đã qua giai đoạn ăn mịn, bạn có thể cắt thịt ra thành những miếng thật nhỏ cho bé dùng.

Bảo quản thức ăn 
Giữ cho nhiệt độ thức ăn không cao hơn nhiệt độ cơ thể bé. Tránh làm nóng thức ăn trong lò vi sóng, vì lò vi sóng thường làm nóng thức ăn không đều, sẽ có những phần nóng hơn các phần khác. Chỉ nên chuẩn bị một lượng thức ăn vừa đủ dùng cho trẻ. Bạn cũng không nên giữ lại phần thức ăn thừa, vì nước bọt của trẻ sẽ làm cho thức ăn nhanh hỏng. Đừng nấu thức ăn quá ngọt cho trẻ. Trẻ em không cần bổ sung quá nhiều đường. Và đừng bao giờ cho trẻ dùng mật ong hay si-rô điều chế từ ngũ cốc, chúng có thể gây ra chứng botulism - một dạng dị ứng thức ăn có tiềm năng gây tử vong cho trẻ. Có thể nêm nếm các loại gia vị khi nấu ăn cho trẻ. Nhưng trên thực tế, bạn không nên dùng cho đến khi con bạn được 8 hay 9 tháng tuổi. Sau đó, bạn nên thử một lượng nhỏ một loại gia vị nào đó cho mỗi lần chế biến - nhưng không dùng các loại gia vị gây nóng! Cho bé dùng một vài ngày rồi mới chuyển sang các loại gia vị mới để chắc rằng nó không gây ra bất kỳ sự dị ứng nào cho trẻ.
Giữ lạnh các nguyên liệu chưa dùng tới nhưng chỉ trong vài ngày sau khi đã chế biến. Bạn cũng có thể giữ thực phẩm đó trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi chúng đã đông cứng, lấy chúng ra và giữ lạnh tiếp trong bao giữ lạnh chuyên dụng. Trái cây và rau củ giữ lạnh theo cách này có thể dùng được từ 6 đến 8 tháng. Các loại thịt, bao gồm cả thịt cá và gia cầm, giữ lạnh theo cách này thì dùng được từ 1 đến 2 tháng.
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét