Bạn ơi lắng nghe dân ca Ba na

Đề tài:
Múa với bạn Tây Nguyên

                NDKH:  Nghe hát: Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba na

I.       Mục đích yêu cầu
1.      Kiến thức:
-        Trẻ nhớ tên bài nghe hát và tên làn điệu dân ca
-        Trẻ biết được đàn Tơ rưng là 1 nhạc cụ của dân tộc Tây Nguyên, làm quen với từ Tơ rưng
2.      Kĩ  năng:
-Trẻ hát thuộc và đúng giai điệu bài hát: Múa với bạn Tây Nguyên
-Trẻ múa đúng các động tác múa minh hoạ
     -Trẻ thể hiện động tác múa khoẻ mạnh, nhịp nhàng.
     -Tích cực hưởng ứng cô hát và làm động tác minh hoạ.

3. Thái độ tình cảm:
      -    Vui mừng khi thể hiện các động tác múa minh hoạ theo bài hát.
     -    Trẻ chăm chú lắng nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu vui nhộn của bài nghe hát.
     -    Trẻ có tình cảm yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:
    -     Đàn ócgan
    -    Trang phục Tây Nguyên của cô (1bộ) gồm: váy, gùi, dây buộc đầu
    -     Nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên: đàn Tơ rưng

III.    Tiến hành:
Hoạt động của cô       Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức:
    Cô mặc bộ trang phục Tây Nguyên lại gần trẻ, giới thiệu về trang phục Tây Nguyên:
    -Các con nhìn cô hôm nay như thế nào ?
    -Ai biết gì về bộ trang phục này ? (Trẻ nhận xét về trang  phục,  nói tên trang phục Tây Nguyên )
   Các con xem này bộ váy Tây Nguyên thường ngắn, cộc tay trông rất khoẻ mạnh. Trên váy có những đường viền trang trí rất đẹp. Khi mặc váy người con gái Tây Nguyên còn kết hợp với một sợi dây buộc đầu
    Khi mặc bộ váy này cô rất muốn hát một bài hát về Tây Nguyên.
    Ai nhớ có bài hát gì về Tây Nguyên
    Tác giả bài hát là ai?
- Các con cùng cô hát bài hát này nhé!
 ( Cô cho trẻ hát 1-2 lần.)

Hoạt động 2: Dạy vận động múa minh hoạ bài
 “ Múa với bạn Tây Nguyên”.
 - Các con hát bài hát rất hay rồi đấy ! Cô khen tất cả các con !
- Bài hát rất hay còn có các điệu múa cũng đẹp. Cô sẽ dạy các con múa minh hoạ bài Múa với bạn Tây Nguyên nhé!
- Cô múa mẫu:
+ Lần 1: Cô múa cả bài kết hợp với nhạc
+ Lần 2: Để các con nhìn rõ động tác cô sẽ múa thật chậm, các con chú ý nhé !
( Cô múa và hát thật chậm, không đệm đàn)
- Dạy trẻ múa:
Cô mời các con đứng thành 5 hàng ngang để học múa với cô nhé !
* Cả lớp: Cô cho cả lớp đứng đối diện cô để múa cùng cô. Dạy trẻ múa từng động tác theo câu hát
* Động tác 1: “ Tay em …. vang vang”
    Tay trái nắm hờ giơ hình chữ U, tay phải để vuông góc trước mặt, chân trái nhấc lên chống mũi chân. 2 khuỷu tay đánh mạnh theo nhịp của bài đồng thời chân nhún theo nhịp của bài hát.
    Cô thực hiện 4 lần bên trái sau đó cô đổi bên phải cùng làm như vậy 4 lần.
   + Cô thực hiện múa 1 lần
   + Cho trẻ làm theo nhịp đếm 1, 2, 3, 4/1, 2, 3, 4
   + Trẻ làm động tác ghép với câu hát
    Khi múa động tác này các con chú ý mắt nhìn theo tay và đánh tay thật khoẻ.
    Trẻ thực hiện lại 1 lần theo câu hát.
* Động tác 2:
   + Các con nhìn cô làm động tác tiếp theo
   + Cô phân tích: “ Vui bên nhau …. lưu luyến”
   Bước tiến lên 3 bước rồi nhún chống mũi chân kết hợp tay đưa từ dưới lên trên ngửa lòng bàn tay. Sau đó lùi 3 bước, tay từ từ hạ xuống thấp và nhún. Cô làm như vậy 2 lần
   + Các con cùng làm với cô theo nhịp đếm “ 1, 2, 3, nhún – 1, 2, 3, nhún “ (2 lần ).
(Chú ý sửa sai cho trẻ động tác ở tư thế 2 lòng bàn tay ngửa, chân nhún xuống.)
   + Ghép với câu hát 1-2 lần
* Động tác 3: “ Hôm nay ….  kết đoàn”
    Đưa chân lên phía trước chống gót, vỗ tay nghiêng người sang 2 bên.
   + Các con làm cùng cô theo câu hát nhé !
* Động tác 4: “ Những cháu Bác Hồ …. ngoan”
   + Cô thực hiện 1 lần
   + Hướng dẫn trẻ làm 2 lần theo nhịp đếm:
   Nhịp 1 đưa 1 tay từ ngoài áp vào ngực. Nhịp 2 đưa tiếp tay kia áp vào ngực. Nhịp 3, 4 đung đưa người sang 2 bên.
   + Ghép với câu hát: 2 lần
   Cô cho trẻ thực hiện động tác 3 và 4 theo câu hát 2 lần
   Bây giờ chúng mình cùng làm các động tác của cả bài nhé!
(Cho trẻ thực hiện chậm 1 lần kết hợp hát không đệm đàn.)
   Cô sẽ bật nhạc chúng mình vừa múa vừa hát cô xem có hay hơn không (1 lần chậm, 1 lần nhanh )
+ Từng tổ: Cô thấy các con múa đều rồi đấy. Nhưng cô muốn xem tổ nào đều hơn. Lần lượt từng tổ đứng tại chỗ để mua nhé!(Khuyến khích trẻ múa dứt khoát thể hiện sự khoẻ mạnh )
     Cô cho trẻ nhận xét tổ bạn
     + Mời nhóm trẻ biểu diễn: 2 nhóm, mỗi nhóm 4-5 trẻ. Các con biểu diễn bài múa vui nhộn thì nét mặt các con tươi lên nhé!
     + Nào cô mời các con đứng lên thành vòng tròn cùng nhau múa bài này nhé!

Hoạt động 3:
    Các con lại đây với cô nào! Cô đố lớp mình trong bài hát vừa rồi nhắc đến nhạc cụ gì?
    Cô có 1 món quà muốn cho chúng mình xem, các con lại đây với cô nào!
(cô cho trẻ ngồi xúm xít)
    Cô có gì đây?
    Đây là chiếc đàn Tơ rưng – một loại nhạc cụ của dân tộc Tây Nguyên đ• được nhắc đến trong bài hát đấy!
    Nhìn chiếc đàn Tơ rưng chúng mình thấy nó như thế nào, được làm bằng gì?
    Cô giới thiệu đàn Tơ rưng có chân làm bằng trúc, còn mặt đàn được làm bằng những ống nứa có độ dài khác nhau, mỗi ống khi gõ vào phát ra những âm thanh khác nhau.
    Các con nghe cô gõ ống ở trên cùng nhé! Nghe âm thanh các con thấy thế nào?
    Còn âm thanh từ ống dài nhất ở dưới cùng thì sao?
    ống nứa ngắn ở trên thì phát ra âm thanh cao còn càng xuống dưới các ống nứa càng dài và to hơn thì phát ra âm thanh trầm hơn đấy!
    Cô dùng dùi vuốt nhẹ từ trên xuống. Các con nghe giống tiếng gì? Có giống tiếng nước suối chảy không?
    Các con biết không, khi gõ vào những ống nứa sẽ có những âm thanh khác nhau hoà thành giai điệu rất hay. Chúng mình lắng nghe nhé!
   
     Cô gõ giai điệu bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên”
(Cho trẻ đoán giai điệu bài hát gì)

Hoạt động 4: Nghe hát: “Bạn ơi lắng nghe”
dân ca Ba Na
 - Vừa rồi các con được múa hát về Tây Nguyên. Hôm nay cô sẽ hát tặng lớp mình một bài hát cũng của Tây Nguyên. Bài hát có tên: “Bạn ơi lắng nghe”
( Dân ca Ba Na)
- Cô hát lần 1: Cô đứng hát kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca.
- Bài hát “ Bạn ơi lắng nghe” là dân ca Ba Na, một trong những dân tộc ít người ở miền đất Tây Nguyên. Bài hát gợi lên 1 bức tranh tươi đẹp về miền đất này: Có dòng suối thì thào, có đàn cá bơi lội, có cánh chim câu gọi nắng về trên rẫy lúa rì rào.
- Cô múa lần 2: Minh hoạ một số điệu múa Tây Nguyên: Đi rung Tây Nguyên, Hất nảy…
- Hỏi trẻ: nghe hát các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào ?
- Trẻ nghe lần 3: Trẻ nghe đĩa và làm động tác minh hoạ cùng cô.
*Kết thúc:
   Hôm nay chúng mình được múa các động tác múa của Tây Nguyên các con có thấy vui không. Điệu múa Tây Nguyên rất đẹp và khoẻ mạnh. Ngoài Tây Nguyên ra đất nước ta còn có rất nhiều các dân tộc khác, mỗi dân tộc đều có những điệu múa khác nhau. Cô cháu mình cùng tìm hiểu vào những giờ  học sau nhé!
- Trẻ nêu nhận xét về cô khi mặc bộ trang phục Tây Nguyên, nhận xét về bộ váy
- Trẻ nghe cô giới thiệu, ngắm nghía bộ váy cô mặc.
- Trẻ nói tên bài hát
 Múa với bạn Tây Nguyên
- Bác Phạm Tuyên
- Trẻ hát 1- 2 lần
- Trẻ về ghế ngồi xem cô múa
- Cả lớp đứng 5 hàng ngang so le nhau
- Trẻ nhìn cô thực hiện
-  Cả lớp thực hiện chậm theo nhịp đếm.
-  Cả lớp thực hiện heo câu hát
- Cả lớp thực hiện lại 1 lần
- Trẻ nhìn cô thực hiện
- Trẻ thực hiện cùng cô theo nhịp đếm
- Trẻ thực hiện ghép với câu hát
- Trẻ thực hiện một lần theo câu hát
- Trẻ làm động tác theo nhịp đếm 2 lần
- Trẻ thực hiện
- Trẻ làm 2 lần
- Trẻ múa và hát thật chậm
- Trẻ múa hát theo nhạc
- Trẻ nhận xét tổ bạn
- 2 nhóm trẻ biểu diễn theo nhạc
- Cả lớp đứng thành vòng tròn hát múa theo nhạc
- Trẻ nêu ý kiến
- Đàn Tơ rưng
- Trẻ quan sát nêu ý kiến nhận xét
- Trẻ lắng nghe và nêu ý kiến nhận xét
- Trẻ nghe và đoán tên bài hát
- Trẻ nghe cô hát
-  Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và xem cô hát, múa
- Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ

- Cả lớp làm động tác minh hoạ đi vòng tròn
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét