Trẻ bị lạnh chân tay là bình thường hay có bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị lạnh chân tay, các mẹ hãy tham khảo bài viết này để biết cách giữ ấm cho bé nhé.
Nguyên nhân gây chân tay lạnh ở trẻ
Dinh dưỡng không đủ
Trẻ bị lạnh chân tay do dạ dày không tốt, mắc bệnh mãn tính nào đó hoặc bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, kiết lỵ mãn tính, bệnh tim đều do dinh dưỡng không tốt.
Biện pháp cải thiện: Tăng cường nguồn thực phẩm chất sắt, chứa nhiều vitamin B12 như sữa bổ sung chất sắt, huyết động vật, gan, trứng, thịt nạc, rau xanh và hoa quả màu xanh đều.
Thể chất hư yếu
Đông y cho rằng, cơ thể là một thể thống nhất của âm dương đối lập, người dương thuộc ấm nóng, chủ động, dễ tản nhiệt; người âm thì ngược lại. Nếu thể chất hư yếu, dễ làm cho âm dương không đủ, triệu chứng cơ thể không ấm là sợ lạnh.
Biện pháp cải thiện: Cho trẻ ngâm chân với nước ấm nấu với lá. Nhiệt độ nước khoảng 45℃, khi sờ vào có cảm giác ko làm bỏng tay. Nước nên đến mắt cá chân, khi nấu nước cũng nên thêm vào chút muối ăn sẽ có tác dụng rất hữu ích cho thận.
Chú ý giữ ấm cho trẻ đặc biệt là chú ý giữ ấm phần bàn chân và chân dưới.
Có thể dùng các vật giữ ấm như túi nước ấm hoặc lò ủ.
Thiếu nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, sắt, selen là những chất không thể thiếu trong cơ thể của trẻ em, đặc biệt là sắt, để tạo hồng cầu bắt buộc phải có sắt, nếu thiếu sắt có thể gây trở ngại cho sự hình thành hồng cầu, từ đó sẽ xuất hiện chứng thiếu máu. Lúc đó tế bào tiểu cầu sẽ tăng lên nhiều và hình thành nhiều tế bào bất thường.
Biện pháp cải thiện: Các loại nguyên tố mà cơ thể cần đều có thể bổ sung từ thực vật. Do chủng loại nguyên tố và số lượng của các thức ăn không hoàn toàn giống nhau vì vậy trong ẩm thực hàng ngày, cần phải kết hợp được cân bằng dinh dưỡng, không nên chỉ ăn một loại thức ăn yêu thích, như vậy mới cơ bản đáp ứng đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ cần lưu ý gì?
Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.
Chị Toan (Hà Nội) cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.
“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhảy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh (Hà Nội).
Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.
Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Lực – chuyên khoa nhi cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.
Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.
Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.
Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét