1- Mục đích – Yêu cầu.
- Rèn luyện thói quen tự phục
vụ cho trẻ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định
- Rèn cho trẻ lễ phép với
giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp.
- Tạo tình cảm giữa cô và
trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh.
- Giúp trẻ có tâm thế thoải
mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày.
- Phát triển cơ thể và tạo
thói quen nề nếp cho trẻ.
- Trẻ biết dạ khi cô gọi tên,
tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
2- Chuẩn bị:
Cô đến sớm 15 phút thông
thoáng phòng học, quét dọn, lau phòng và làm ướt khăn, trải chiếu đón trẻ.
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong ngày.
3- Tiến hành
a. Đón trẻ (Cô A đón trẻ,
7h30 – 8h10)
- Cô đứng ở cửa đón trẻ với
thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về
tình hình của trẻ.
- Cho trẻ chơi các đồ chơi
lắp ghép, và ngồi tập chung cùng trẻ
- Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt.
b. Thể dục sáng (8h10 –
8h30)
- Cô cho từng tổ lấy dép ra
sân trường, đứng đúng nơi quy định của lớp để tập thể dục buổi sáng.
- Điểm danh: cô điểm danh lớp
theo sổ điểm danh
II) Hoạt động chung (8h30 – 9h30)
- Tạo hình: Vẽ con gà trống.
- Giáo viên dạy: Phan Hải
Yến.
III) Hoạt động ngoài trời
1. Nội dung:
- Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Vật chìm – Vật nổi”
- Trò chơi vận động: Rồng rắn
lên mây.
- Chơi tự do: Chơi với phấn,
sỏi, hột vòng, nhặt lá cây,…
2. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết được những vật
chìm, vật nổi xung quanh mình.
- Thỏa mãn
tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
- Trẻ có hứng thú khi trò
chuyện và trả lời các câu hỏi của cô giáo.
- Rèn luyện sự chú ý quan sát
cho trẻ
- Trẻ chơi với các bạn đoàn
kết, vui vẻ, hứng thú chơi với các bạn.
- Biết sở thích đặc điểm của
mình.
3. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Địa hình bằng
phẳng, sạch sẽ, không gian thoáng mát.
- Đồ chơi: Xắc xô, sỏi, lá cây,
phấn, hạt vòng, 2 chậu nước, vật chìm: thìa inox,chùm chìa khóa,… vật nổi: lá
cây, tờ giấy,…2 bảng kết quả thí nghiệm
- Trang phục: Gọn gàng, phù
hợp với thời tiết
- Tâm sinh lý: Khỏe khoắn,
vui vẻ, thoải mái.
4. Tiến hành:
a-Hoạt động có chủ đích:
Các
bước
|
Hoạt
động của cô
|
HĐ của
trẻ
|
1- Ổn định tổ chức
2- Nội dung
3- Chơi tự do.
|
+Cho trẻ hát bài :”Cá vàng
bơi”
- Chúng mình vừa hát bài
gì? (Cá vàng bơi)
- Bài hát nói về điều gì?
(Con cá vàng đang bơi…)
+Thí nghiệm: “Vật chìm –
vật nổi”
-Cô g.thiệu tên thí nghiệm
và 1 số đồ vật dùng để thí nghiệm.
-Chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ
có 1 chậu nước 1 bảng kết quả thí nghiệm và 1 số đồ vật chìm, nổi để trong
rổ.
-Muốn biết các vật trong rổ
chìm hay nổi các con hãy thả từng vật vào chậu nước và theo dõi, nếu vật nó
nổi hãy dán hình tròn đỏ vào cột vật nổi trên bảng kết quả, vật chìm thì dán
hình tròn xanh vào cột vật chìm
=> Vật nổi là những vật
nhẹ như lá cây, tờ giấy nổi được trên mặt nước. Còn những vật như thìa inox,
chùm chìa khóa nặng nên chìm dưới mặt nước.
*Trò chơi “Rồng, Rắn nên
mây”
- luật chơi: Khi đọc đến câu “tha hồ thầy đuổi” thì thầy thuốc “đuổi rắn” chỉ được bắt đuôi rắn, nếu đuôi đứt coi như bị thua. -Cách chơi:Chọn 1 cháu làm thầy thuốc ngồi ở một chỗ , các cháu còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca (đi lượn như hình con rắn) “Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có nhà hiển vinh Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không ?” ( Câu cuối cùng trẻ dừng trước mặt thầy thuốc) - Thầy thuốc: Đang ngủ - Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca - Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng - Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca - Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con rắn đi đâu ? - Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc - Thầy thuốc : Xin khúc đầu - Rắn : Cùng xương cùng xẩu - Thầy thuốc : Xin khúc giữa - Rắn : Cùng máu cùng mẹ - Thầy thuốc : Xin khúc đuôi - Rắn : Tha hồ thầy đuổi Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi Cháu đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy.Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi rắn trong vòng 1 phút thì thua cuộc
- Cô cho trẻ chơi, bao quát
trẻ và động viên trẻ khi chơi.
- Cô giới thiệu các đồ chơi
như: sỏi, phấn, hạt vòng,… và cô hỏi trẻ thích chơi với những đồ chơi nào thì
mời trẻ về nhóm chơi đó.
- Trong khi trẻ chơi cô bao
quát, quan sát trẻ và điều chỉnh số trẻ ở các nhóm. Xử lí tình huống xảy ra
(nếu có).
- Cô nhận xét và khen ngợi
trẻ.
|
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi.
|
IV) Hoạt động góc:
1- Dự kiến nội dung chơi:
- Góc nội trợ: Làm bánh mì phết bơ (trọng tâm)
- Góc tạo hình: Vẽ về các con vật
- Góc bác sĩ: Khám bệnh
- Góc truyện: Xem truyện tranh theo chủ đề
- Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
- Góc âm nhạc: Hát biểu diễn những bài hát về
động vật: “Chú khỉ con”, “Gấu vào rừng xanh”,…
- Góc bán hàng: Bán thức ăn động vật, đóng túi
thức ăn.
2- Mục đích – Yêu cầu:
a- Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của
trẻ.
- Biết nhận vai và thao tác
đúng hành động của vai chơi.
- Biết bàn bạc, thảo luận
công việc trước khi chơi.
- Trẻ biết yêu quý các loài
động vật thông qua các trò chơi, bài tập sáng tạo.
b- Kỹ năng:
- Trẻ biết liên kết giữa các
nhóm chơi trong lớp.
- Vận dụng những kinh nghiệm
đã có để chơi
- Có kỹ năng thao tác, khéo
léo ở các góc chơi: nội trợ, tạo hình, xây dựng.
- Rèn kỹ năng giao tiếp cho
trẻ.
c- Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia các
hoạt động.
- Biết lấy đồ dùng, đồ chơi
đúng nơi quy định, gọn gàng, ngay ngắn
- Biết đoàn kết và nhường
nhịn nhau trong khi chơi.
3- Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Cỏ, hàng rào,
cây cối, các con động vật,…
- Góc bán hàng: Túi đựng, dây
buộc, lọ đựng gạo,…
- Góc bác sĩ: Ống nghe, sổ y
bạ, kim tiêm,…
- Góc nội trợ: Bánh mì, bơ,
đường, thìa, đĩa,…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét