Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi bị ốm nghén

Đa số phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đều bị ốm nghén. Khi bị nghén, các mẹ bầu thường có cảm giác chịu do buồn nôn. Sau đây là các món ăn nên kiêng kị trong thời gian nghén để giúp bào thai khỏe mạnh và các lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu.
Ốm nghén trong thời kì bầu bí không thể chữa khỏi nhưng có thể hạn chế bằng cách nên tránh một số loại thực phẩm sau.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành. Ốm nghén diễn ra phổ biến trong ba tháng đầu thai kì và không có loại thuốc đặc trị để chữa khỏi. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng giúp các mẹ bầu hạn chế phần lớn những cơn ói, nôn.
Dưới đây là những loại thực phẩm bà bầu nên tránh khi ốm nghén:
Khoai tây chiên
thực phẩm kiêng kị khi bị ốm nghén 1
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Mayo, các loại thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên có thể ảnh hưởng đến dạ dày bạn, gây cảm giác buồn nôn. Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, làm mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm bạn có cảm giác buồn nôn.
Ford-Martin và Aron còn cho biết thêm rằng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói. Bên cạnh koai tây chiêm, bà bầu trong thời gian ốm nghén cũng không nên ăn những loại bánh nhiều mỡ như bánh mì kẹp thịt, bánh hành tây…
Gia vị cay, hạt tiêu
Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”. Hạt tiêu được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ăn sẵn bao gồm cả nước sốt salsa và nước tương. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn chúng với mức độ nhiều và liên tục.
Ford-Martin và Aron khuyên bạn nên trung thành với một số loại thức ăn tự nhiên như cà chua, rau hơn là sử dụng salsa và nước tương trong thời kì ốm nghén. Tỏi và hành tây là những loại thực phẩm có thể bổ sung được gia vị cay và giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén.
thực phẩm kiêng kị khi bị ốm nghén 2
Thực phẩm giàu chất béo không tốt khi mang thai 3 tháng đầu
Kem pho mát có nhiều chất béo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở bà bầu thời kì ốm nghén. Theo các bác sĩ đại học Mayo, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén vì vậy, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm bạn càng có cảm giác khó chịu.
Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng ốm nghén. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi ốm nghén

Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi bị ốm nghén

Ốm ngén khi mang thai thường gặp ở những phụ nữ có thai lần đầu nhiều hơn so với chị em lần 2. Cảm giác ốm nghén sẽ rất mệt mỏi và khó chịu đến nỗi với một số bà mẹ khi đứa con đầu lòng đã lên 2,3 tuổi nhưng trong tâm trí vẫn còn đọng lại nguyên vẹn cảm giác sợ hãi mỗi lần nhớ lại những ngày mang thai bị ốm nghén, không ăn uống được gì, điều này dễ khiến sức khỏe bà bà bầu và thai nhi bị ảnh hưởng. Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi ốm nghén giúp các chị em và thai nhi luôn khỏe mạnh để vượt qua thời kì ốm nghén này.
Triệu chứng ốm nghén thường gặp
Có cảm giác buồn nôn và nôn khan rất nhiều, có người nôn đến nỗi mật xanh, mật vàng dẫn đến cơ thể mất nước, chán ăn, ngửi mùi hoặc nhìn thấy một số thực phẩm thì nôn thốc, nôn tháo…
Có cảm giác thèm chua, thích ăn trái cây chua như chanh, khế, hoặc muốn ăn đồ ngọt như xoài chín, mía,…
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ.
Ngoài ra còn có một số biểu hiện như đau tức ở vùng thượng vị và ợ hơi, ợ chua, cảm thấy bỏng rát cả dạ dày hoặc bị táo bón kéo dài.
Hậu quả do ốm ngén
Sút cân, mất nước, mất muối khoáng, rối loạn điện giải trong máu ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, có nhiều trường hợp dẫn đến trụy tim mạch, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Khi bị nghén, do mẹ bầu chán ăn hoặc sợ ăn, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, từ đó làm cho thai nhi kém phát triển. Đặc biệt có nhiều trường hợp do nghén quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trầm trọng nên bác sĩ yêu cầu bỏ thai để cứu mẹ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
thực phẩm kiêng kị khi bị ốm nghén 4
Với những ngày đầu của thai kỳ, việc ăn uống phải hết sức chú ý vì đây là thời điểm phôi thai cần được cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản và các vitamin để hình thành cấu tạo và các tổ chức bào thai. Mẹ bầu nên cố gắng ăn, không nên vì mệt mỏi, chán ăn mà nhịn đói sẽ để lại những hậu quả không tốt đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi sau này.
Về ăn uống, phải động viên mẹ bầu cố gắng ăn theo sở thích, ăn những món không gây buồn nôn, ăn vào những lúc cơ thể cảm thấy thoải mải, khỏe mạnh nhất.
Thức ăn phải mềm, có nước, dễ tiêu hóa, tốt nhất nên ăn nhiều chủng loại thực phẩm giàu đạm, kết hợp với việc thay đổi thực đơn để cung cấp năng lượng và chất đạm cần thiết cho phôi thai phát triển mà lại không làm mẹ bầu chán ăn.
Trường hợp tối thiểu, mẹ bầu không ăn được, tối thiểu phải uống một ít nước đường, sữa hoặc nước ép trái cây để đảm bảo năng lượng tối thiểu cho mẹ và dinh dưỡng cho phôi thai.
Ngoài ăn, mẹ bầu cần uống đủ nước nhất là nước ép, sinh tố trái cây và sữa tươi mỗi ngày, những thức uống này không những bù lại lượng nước đã thất thoát do nôn mà còn cung cấp các vitamin đặc biệt là vitamin C và chất khoáng.
Nếu mẹ bầu bị ốm ngén kéo dài, sức khỏe suy yếu, mệt mỏi và sút cân cần được đưa vào bệnh viện để bác sỹ chuyên khoa khám và có những phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ và con.
Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng với những bài thể dục dành cho người đang mang thai để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân trong dung dịch nước ấm pha muối và gừng để massage đôi chân, thư giãn tinh thần và ngủ ngon giấc
Thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cơ thể để chống lại sự mệt mỏi và giúp lưu thông máu dễ dàng;
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chưa cafein và hạn chế tối đa sự căng thẳng, stress ttrong giai đoạn này;
Cố gắng ngủ đủ giấc, đối với mẹ bầu cần phải ngủ nhiều hơn người bình thường, mỗi ngày ngủ ít nhất 8-9 tiếng mới đảm bảo sức khỏe tốt được.
Trên đây là một số lời khuyên nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi ốm nghén mà chị em chúng mình cần phải nắm vững để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình, đây cũng là tiền đề để cho con bạn một sức đề kháng mạnh mẻ, một trí óc thông minh và một sức khỏe căng tràn sau khi chào đời đấy nhé.
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét