Dạy trẻ phân tích tình huống và phán đoán

Dạy trẻ phân tích tình huống và phán đoán là một phần trong dạy trẻ phương pháp tư duy. Hôm nayFlash Card Cho Bé giới thiệu với các bạn 9 chủ đề cần thiết trong phương pháp này.
1. Con nghĩ là có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp? (What do you think will happen next?)
Khuyến khích bé phát triển thói quen cách suy nghĩ phán đoán trước trong những tình huống khác nhau. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nhất là khi đọc, trong khoa học, và những tình huống xã hội. Ví dụ:
Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện con đang đọc? Con dùng những đầu mối nào? Tại sao con lại nghĩ như vậy?
Đố con biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu con để bột nặn ngoài trời nắng? Con nghĩ là bao lâu thì sẽ thành như vậy?
Con thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không bắt đầu làm bài tập về nhà từ bây giờ?
Nếu con mời bạn Doman sang chơi mà không mời bạn Glenn, con thử nghĩ xem mỗi bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Dạy trẻ phân tích tình huống và phán đoán là một phần trong dạy trẻ phương pháp tư duy. Hôm nay Flash Card Cho Bé giới thiệu với các bạn 9 chủ đề cần thiết trong phương pháp này.  1. Con nghĩ là có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp? (What do you think will happen next?)  Khuyến khích bé phát triển thói quen cách suy nghĩ phán đoán trước trong những tình huống khác nhau. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nhất là khi đọc, trong khoa học, và những tình huống xã hội. Ví dụ:  Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện con đang đọc? Con dùng những đầu mối nào? Tại sao con lại nghĩ như vậy?  Đố con biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu con để bột nặn ngoài trời nắng? Con nghĩ là bao lâu thì sẽ thành như vậy?  Con thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không bắt đầu làm bài tập về nhà từ bây giờ?  Nếu con mời bạn Doman sang chơi mà không mời bạn Glenn, con thử nghĩ xem mỗi bạn sẽ cảm thấy như thế nào?  dạy trẻ tư duy   2. Liệt kê những lý do hai chiều, ủng hộ và phản bác (What are some reasons for and against?)  Giúp bé tập cách ra quyết định. Khi bé đối mặt với một lựa chọn nên hay không nên làm điều gì đó, hãy giúp bé liệt kê những lý do nên và những lý do không nên, so sánh giữa hai bên và ra quyết định. Cách này tốt nhất khi bạn có thể chấp nhận cả hai sự lựa chọn và bé có thể tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định cho bản thân.  Con đang phân vân không biết là con có nên đi với bố ra cửa hàng không có phải không? Con nghĩ xem tại sao con nên đi và tại sao con không nên đi.  Con phân vân không biết có nên dùng tiền của con để mua món đồ chơi này không. Con nghĩ thử xem tại sao con nên mua và tại sao không nên mua.  Khuyến khích bé dành thời gian để nghĩ và đưa ra ít nhất 2 lý do nên và 2 lý do không nên trước khi ra quyết định.  3. Nhờ người khác giúp đỡ (Use a lifeline)  Giúp bé nhận ra rằng không phải ai cũng biết tất cả mọi thứ. Chúng ta có thể dựa vào bạn bè, người quen biết, thư viện, internet để tìm hiểu ra vấn đề.  Cái xe này cần phải sửa chữa nhưng mà mình lại không biết phải mang nó đi sửa ở đâu. Mình có thể tìm trong sổ điện thoại. Mình có thể hỏi bạn bè và người quen biết…  4. Con thuyết phục mẹ đi (Convince me!)  Dạy trẻ hiểu được giá trị về sự đúng đắn và chính xác. Đôi khi trẻ con đưa ra những ý tưởng rất hay. Có những lúc, bạn chỉ cần nói “Ý tưởng đó rất phức tạp và sáng tạo, nhưng mà mẹ vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục”. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cùng bé đào sâu thêm tư duy và khả năng giải thích vấn đề của bé.  Bé có thể kết luận những sự việc không mang tính thuyết phục cho lắm “Diễn viên điện ảnh nào cũng hạnh phúc cả”. Hoặc bé có thể phát biểu những điều bạn không biết chắc là có đúng hay không “Hôm nay một hành tinh mới đã được các nhà khoa học phát hiện ra”. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nói “Con thuyết phục mẹ nữa xem nào, tại sao con biết chuyện đó là đúng?” hoặc “Thế à, con phải chứng minh cho mẹ việc đó đi”. Bạn có thể cùng con nghiên cứu về vấn đề đó qua internet, sách báo. Ghi nhớ rằng dù bé đúng hay không, bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng với con và lời nói luôn cần mang tính hỗ trợ.  5. Những cái này khác nhau và giống nhau ở chỗ nào? (How are they similar and different?)  Hãy cùng với bé khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các vật thể, sinh vật, hành động, v.v.  Bạn A và bạn B có điểm gì giống nhau và khác nhau?  Mình hãy tìm những điểm tương tự và khác nhau giữa những màu này?  Đọc tin tức trên mạng internet và đọc trên báo khác nhau như thế nào?  6. Con muốn cái này hơn hay cái kia hơn (Would you prefer…?)  Hãy để cho trẻ tự tưởng tượng, ra quyết định, lập luận, và thực hành việc giãi bày những suy nghĩ của bé qua những câu hỏi của bạn.  Nếu có một kỳ nghỉ hè, con muốn đi ra biển hay đi lên mặt trăng? Tại sao? Nếu chỉ trong một ngày thôi, con muốn biến thành thỏ hay thàng khỉ (hoặc nhà vũ trụ hay nhà thám hiểm đại dương)? Cho mẹ biết ít nhất 2 lý do. Chiều nay con muốn đi dạo hay muốn chơi trò chơi? Tại sao con lại chọn điều đó?  7. Mổ xẻ vấn đề  Phương pháp này đi đôi với phương pháp “lý do nên và không nên” và “hãy cùng động não”.  Bước 1: Đặt vấn đề một cách đơn giản và rõ ràng. Con không biết quyết định sẽ mời ai đi dự sinh nhật con. Bước 2: Phân tích vấn đề. Tại sao đây lại là vấn đề? Vấn đề đối với ai? Con muốn đi chơi bowling nhân ngày sinh nhật, nhưng vì mình không có nhiều tiền nên con chỉ có thể mời vài bạn thôi. Con sợ là con sẽ làm các bạn khác buồn vì không được mời. Bước 3: Liệt kê các phương án khả thi. Con có thể tự bỏ tiền túi ra mời thêm các bạn. Con có thể tổ chức sinh nhật tại nhà và mời nhiều người hơn. Con có thể tổ chức 2 bữa sinh nhật, một tại nhà và một đi bowling Bước 4: Liệt kê các lý do nên và không nên. Nếu con tự bỏ tiền ra thì con sẽ không còn nhiều tiền để dành mua xe đạp mới. Sinh nhật đi bowling sẽ rất vui nhưng mời các bạn tới chơi trò chơi tại nhà cũng sẽ vui. Bước 5: Ra quyết định. Con sẽ đi chơi bowling với gia đình vào đúng ngày sinh nhật còn cuối tuần con sẽ mời các bạn tới nhà chơi. Bước 6: Đánh giá sự thành công của quyết định. Sau buổi sinh nhật mời các bạn, con và mẹ sẽ nói chuyện xem quyết định của con có sáng suốt không nhé.  8. Thử và sai (Trial and error)  Giúp bé học những phương thức khác nhau và cải thiện thêm sau mỗi bài học. - Xây tòa lâu đài bằng cát thật cao: hãy thử những khuôn khác nhau, lượng nước cho vào cát - Thay đổi quy trình buổi sáng để không làm mọi việc không quá vội vàng: thử những trình tự khác nhau – mặc quần áo, đánh răng, chải đầu, đi giày, ăn sáng. - Cách tiêu tiền: Đề dành tiền lâu hơn để mua món đồ to hơn, hoặc tiêu số tiền nhỏ hơn. Giúp bé lên kế hoạch trước.  9. Con nghĩ cái này hoạt động thế nào? (How do you think this works?)  Hỏi bé những câu hỏi đơn giản khi bạn và bé cùng dùng những vật dụng máy móc nào đó. Có thể cả bạn và bé đều không biết rõ câu trả lời nhưng bạn có thể cùng bé tìm hiểu. - máy cắt cỏ - xe ô tô - toa lét - máy rửa bát - vòi phun nước - xe chở rác Như vậy là Flash Card Cho Bé đã giới thiệu xong các bạn phần dạy trẻ phương pháp tư duy. Chúc các bạn thành công.

2. Liệt kê những lý do hai chiều, ủng hộ và phản bác (What are some reasons for and against?)
Giúp bé tập cách ra quyết định. Khi bé đối mặt với một lựa chọn nên hay không nên làm điều gì đó, hãy giúp bé liệt kê những lý do nên và những lý do không nên, so sánh giữa hai bên và ra quyết định. Cách này tốt nhất khi bạn có thể chấp nhận cả hai sự lựa chọn và bé có thể tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định cho bản thân.
Con đang phân vân không biết là con có nên đi với bố ra cửa hàng không có phải không? Con nghĩ xem tại sao con nên đi và tại sao con không nên đi.
Con phân vân không biết có nên dùng tiền của con để mua món đồ chơi này không. Con nghĩ thử xem tại sao con nên mua và tại sao không nên mua.
Khuyến khích bé dành thời gian để nghĩ và đưa ra ít nhất 2 lý do nên và 2 lý do không nên trước khi ra quyết định.
3. Nhờ người khác giúp đỡ (Use a lifeline)
Giúp bé nhận ra rằng không phải ai cũng biết tất cả mọi thứ. Chúng ta có thể dựa vào bạn bè, người quen biết, thư viện, internet để tìm hiểu ra vấn đề.
Cái xe này cần phải sửa chữa nhưng mà mình lại không biết phải mang nó đi sửa ở đâu. Mình có thể tìm trong sổ điện thoại. Mình có thể hỏi bạn bè và người quen biết…
4. Con thuyết phục mẹ đi (Convince me!)
Dạy trẻ hiểu được giá trị về sự đúng đắn và chính xác. Đôi khi trẻ con đưa ra những ý tưởng rất hay. Có những lúc, bạn chỉ cần nói “Ý tưởng đó rất phức tạp và sáng tạo, nhưng mà mẹ vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục”. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cùng bé đào sâu thêm tư duy và khả năng giải thích vấn đề của bé.
Bé có thể kết luận những sự việc không mang tính thuyết phục cho lắm “Diễn viên điện ảnh nào cũng hạnh phúc cả”. Hoặc bé có thể phát biểu những điều bạn không biết chắc là có đúng hay không “Hôm nay một hành tinh mới đã được các nhà khoa học phát hiện ra”. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nói “Con thuyết phục mẹ nữa xem nào, tại sao con biết chuyện đó là đúng?” hoặc “Thế à, con phải chứng minh cho mẹ việc đó đi”. Bạn có thể cùng con nghiên cứu về vấn đề đó qua internet, sách báo. Ghi nhớ rằng dù bé đúng hay không, bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng với con và lời nói luôn cần mang tính hỗ trợ.
5. Những cái này khác nhau và giống nhau ở chỗ nào? (How are they similar and different?)
Hãy cùng với bé khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các vật thể, sinh vật, hành động, v.v.
Bạn A và bạn B có điểm gì giống nhau và khác nhau?
Mình hãy tìm những điểm tương tự và khác nhau giữa những màu này?
Đọc tin tức trên mạng internet và đọc trên báo khác nhau như thế nào?
6. Con muốn cái này hơn hay cái kia hơn (Would you prefer…?)
Hãy để cho trẻ tự tưởng tượng, ra quyết định, lập luận, và thực hành việc giãi bày những suy nghĩ của bé qua những câu hỏi của bạn.
Nếu có một kỳ nghỉ hè, con muốn đi ra biển hay đi lên mặt trăng? Tại sao?
Nếu chỉ trong một ngày thôi, con muốn biến thành thỏ hay thàng khỉ (hoặc nhà vũ trụ hay nhà thám hiểm đại dương)? Cho mẹ biết ít nhất 2 lý do.
Chiều nay con muốn đi dạo hay muốn chơi trò chơi? Tại sao con lại chọn điều đó?

7. Mổ xẻ vấn đề
Phương pháp này đi đôi với phương pháp “lý do nên và không nên” và “hãy cùng động não”.
Bước 1: Đặt vấn đề một cách đơn giản và rõ ràng. Con không biết quyết định sẽ mời ai đi dự sinh nhật con.
Bước 2: Phân tích vấn đề. Tại sao đây lại là vấn đề? Vấn đề đối với ai? Con muốn đi chơi bowling nhân ngày sinh nhật, nhưng vì mình không có nhiều tiền nên con chỉ có thể mời vài bạn thôi. Con sợ là con sẽ làm các bạn khác buồn vì không được mời.
Bước 3: Liệt kê các phương án khả thi.
Con có thể tự bỏ tiền túi ra mời thêm các bạn.
Con có thể tổ chức sinh nhật tại nhà và mời nhiều người hơn.
Con có thể tổ chức 2 bữa sinh nhật, một tại nhà và một đi bowling
Bước 4: Liệt kê các lý do nên và không nên.
Nếu con tự bỏ tiền ra thì con sẽ không còn nhiều tiền để dành mua xe đạp mới.
Sinh nhật đi bowling sẽ rất vui nhưng mời các bạn tới chơi trò chơi tại nhà cũng sẽ vui.
Bước 5: Ra quyết định. Con sẽ đi chơi bowling với gia đình vào đúng ngày sinh nhật còn cuối tuần con sẽ mời các bạn tới nhà chơi.
Bước 6: Đánh giá sự thành công của quyết định. Sau buổi sinh nhật mời các bạn, con và mẹ sẽ nói chuyện xem quyết định của con có sáng suốt không nhé.

8. Thử và sai (Trial and error)
Giúp bé học những phương thức khác nhau và cải thiện thêm sau mỗi bài học.
- Xây tòa lâu đài bằng cát thật cao: hãy thử những khuôn khác nhau, lượng nước cho vào cát
- Thay đổi quy trình buổi sáng để không làm mọi việc không quá vội vàng: thử những trình tự khác nhau – mặc quần áo, đánh răng, chải đầu, đi giày, ăn sáng.
- Cách tiêu tiền: Đề dành tiền lâu hơn để mua món đồ to hơn, hoặc tiêu số tiền nhỏ hơn. Giúp bé lên kế hoạch trước.

9. Con nghĩ cái này hoạt động thế nào? (How do you think this works?)
Hỏi bé những câu hỏi đơn giản khi bạn và bé cùng dùng những vật dụng máy móc nào đó. Có thể cả bạn và bé đều không biết rõ câu trả lời nhưng bạn có thể cùng bé tìm hiểu.
- máy cắt cỏ
- xe ô tô
- toa lét
- máy rửa bát
- vòi phun nước
- xe chở rác
Như vậy là Flash Card Cho Bé đã giới thiệu xong các bạn phần dạy trẻ phương pháp tư duy. Chúc các bạn thành công.
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét