Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết khi mang thai

Mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai giúp con không bị suy sinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động…

1. Tại sao dinh dưỡng trong thai kỳ lại quan trọng?

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và hơi nhiều hơn thường nhật là điều cần thiết để có sức khỏe lành mạnh cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Khi em bé còn trong bụng mẹ thì nguồn dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai đến cung cấp cho con.

Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt tránh mắc bệnh, đủ sức để sinh con, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú. Mẹ được dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai giúp con không bị suy sinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động…

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết khi mang thai


Trung bình, người phụ nữ cần khoảng 2200 kcal/ngày. Khi bạn mang thai thì bạn cần bổ sung thêm khoảng kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ 2 và khoảng 475 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ 3.

Tỷ lệ các thành phần khoảng 40 - 50% carbohydrat, 20% - 30% chất đạm và 30% chất béo. Phần dinh dưỡng tăng thêm này là để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của thai nhi cũng như các thay đổi ở cơ thể người mẹ.

2. Những nguồn dinh dưỡng nào cần lưu ý khi mang thai?

Chất đạm:

Đạm là vật liệu căn bản tạo ra các mô bào của thai nhi cũng như là nguồn dự trữ mà người mẹ cần khi sinh con. Khi có thai, nhu cầu đạm của mẹ cần tăng thêm khoảng 30 gr mỗi ngày, nhất là ba tháng cuối của thai kỳ vì đây là lúc mà thai nhi tăng trưởng mạnh.

Ngoài cung cấp cho thai nhi, cơ thể mẹ cũng cần đạm để cung cấp cho những thay đổi đáng kể khi mang thai (tử cung, tuyến vú và các tế bào khác đều lớn hơn để hỗ trợ thai nhi và cho con bú). Mẹ cũng nên bổ sung đạm cân đối cả nguồn đạm từ động vật (thịt, trứng, sữa, gà, cá…) và từ thực vật (đậu các loại, rau, quả…) để bé không bị thiếu một số axit amin nhé.

Carbohydrat (tinh bột):

Carbohydrat là nguồn năng lượng chính cho mẹ và con. Mẹ nên sử dụng carbohydrat từ nhiều nguồn (như gạo còn cám, bánh mì, ngũ cốc khô, nui, tăng cường vitamin, rau, trái cây, khoai...) với lượng khoảng 400 - 500 g ngũ cốc/ngày.

Chất béo:

Chất béo cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi đồng thời cung cấp năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ. Phụ nữ có thai cần lipid ở mức cao hơn bình thường. Bạn nên sử dụng cả acid béo no (có nhiều trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ) và không no (dầu nành, dầu đậu phộng, dầu mè, mỡ cá)

Các vitamin và khoáng chất:

- Các vitamin: là những chất không thể thiếu được trong quá trình chuyển hóa, hấp thu và trao đổi dinh dưỡng của cơ thể sống. Các vitamin A, nhóm B (B1, B12, B9...), C, D, E có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, rau xanh, các loại hạt, hoa quả....

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết khi mang thai

- Các khoáng chất: sắt, canxi, i-ốt, phot pho…là những chất tham gia vào cấu trúc của cơ thể. Chúng rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng như những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai. Một chế độ ăn uống đa dạng, hợp lý có thể cung cấp phần lớn các khoáng chất này. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cần chỉ định dùng thuốc bổ sung các khoáng chất theo yêu cầu của bác sĩ.

Nước:

Nước cần để gia tăng khối lượng máu, tránh khô da, táo bón cũng như tạo ra nước đầu ối, che chở, bảo vệ phôi thai. Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 2 lít nước. Vào mùa hè thì nhu cầu nước cần tăng cao hơn (2,5 – 3l) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Khi mang thai bạn nên uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh ở tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tốt nhất bạn chỉ nên uống nước đã đun sôi không quá 2 ngày, vừa tiết kiệm, vừa an toàn. Hoặc bạn có thể uống nước đóng chai để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguồn: nhật ký bé
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét