Có thể Bạn chưa biết Axit folic với thai kỳ

Khi mang thai, bạn cần tăng cường sử dụng các loại thức ăn giàu folat như gan động vật (lợn, gà, bò), thịt động vật màu đỏ (bò, lợn...), trứng, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, nui, bột ngũ cốc,...




1. Axit folic là gì?

Axit folic (công thức hóa học là C19H19N7O6) là acid amin tổng hợp cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu.

2. Vai trò của Axit folic với cơ thể?

Axit folic là một loại Acid amin cần thiết để hình thành, tạo nên một tế bào mới cho một cơ thể con người và động vật khác.
Axit folic là chất bắt buộc phải có để làm cho một tế bào có thể phát triển được, nhất là tế bào máu cho nên có thể nói là một chất tạo máu.
- Ngoài ra, Folate còn giúp cho sự phân chia tế bào, tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp các Nucleotid của AND trong cơ thể.  

Có thể Bạn chưa biết Axit folic với thai kỳ


3. Tại sao bà bầu lại tăng nhu cầu sử dụng Axit folic ?

Ở cơ thể sống bình thường, nhu cầu trung bình cần 3mcg/kg trọng lượng cơ thể để đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày.
Nhưng khi mang thai, nhu cầu tăng lên đến 400mcg/ngày để đáp ứng sự thay đổi của cả mẹ và thai nhi do:
Sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào
- Tăng kích thước tử cung
- Cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN), Acid Ribo Nucleic (ARN), và protein.
- Hình thành nhau thai
- Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng
- Tăng trưởng của bào thai
- Tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

4. Hậu quả của thiếu axit folic trong thai kỳ ?

Theo thống kê cho thấy nếu thai phụ bị thiếu hụt axit folic trong thai kỳ thì có thể dẫn đến một số hậu quả sau :
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ 
- Sinh non, sinh con nhẹ cân
- Có mối quan hệ giữa việc thiếu acid folic với khuyết tật của ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).

5. Những người có nguy cơ cao thiếu axit folic?

Theo thống kê, một số nhóm ngưồi có nguy cơ cao thiếu hụt axit folic, gồm:
- Các phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đổi, nghèo vi chất dinh dưỡng.
- Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, lo lắng, hoặc chán ăn.
- Mới sẩy thai, thai chết lưu.
- Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh trầm trọng.
- Phụ nữ đẻ dày, có nhiều con, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, do vậy rất cần đủ acid folic trước khi thụ thai.
- Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
- Nghiện rượu hay thuốc lá.

6. Bổ sung axit folic thế nào ?

Các bạn có thể bổ sung axit folic thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng.

Bổ sung thông qua thức ăn :

Khi mang thai, bạn cần tăng cường sử dụng các loại thức ăn giàu folat như gan động vật (lợn, gà, bò), thịt động vật màu đỏ (bò, lợn...), trứng, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, nui, bột ngũ cốc, gạo, nấm, men bia, các các loại rau có lá màu canh thẫm (súp lơ xanh, rau cần, rau diếp, rau muống, bina, măng tây), các loại đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan, đậu bắp...), các loại hoa quả chứa nhiều folat (như bơ, cà chua, cam, bưởi...).

Ngoài ra, trong sữa bà bầu hiện nay cũng được bổ sung một lượng axit folíc nhất định nên bạn cũng cần duy trì chế độ uống sữa hàng ngày. Lưu ý do folat có thể bị mất trong khi chế biến món ăn nên thông thường bạn vẫn phải bổ sung thuốc.

Bổ sung bằng dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng :

- Uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 - 3 tháng và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic 400cmg.

- Chọn lựa các thực phẩm có bổ sung acid folic: Nên lựa chọn các thực phẩm dùng cho phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú có tăng cường acid folic để đảm bảo cung cấp đủ 400cmg/ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.
Nguồn: nhật ký bé
Share on Google Plus

About sieuthidochoimamnon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét